Tây Nguyên đang vào “mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước…”. Như thói quen, người phụ nữ ấy thường rong ruổi dưới tán rừng đại ngàn hay rải bước trên con đường đất đỏ bazan, cảm nhận sức sống mãnh liệt từng cành cây ngọn cỏ, và vun đắp một tình yêu rất riêng với Tây Nguyên, “nặng lòng” với thảo dược từ vùng đất này cũng như giá trị trong lành, xanh, sạch của vùng đất này mang lại.
Tây Nguyên đang vào “mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước…”. Như thói quen, người phụ nữ ấy thường rong ruổi dưới tán rừng đại ngàn hay rải bước trên con đường đất đỏ bazan, cảm nhận sức sống mãnh liệt từng cành cây ngọn cỏ, và vun đắp một tình yêu rất riêng với Tây Nguyên, “nặng lòng” với thảo dược từ vùng đất này cũng như giá trị trong lành, xanh, sạch của vùng đất này mang lại.
Thiên nhiên ưu ái cho Tây Nguyên khí hậu ôn hòa và thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây dược liệu quý, như: Sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến, hà thủ ô đỏ, thổ phục linh, bạch cập, sâm cau, đan sâm, đảng sâm,… Đây là nhiều nguồn gen tiềm năng để phát triển, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, mà mình và Trường Sinh may mắn “có duyên” được khám phá, gìn giữ và phát triển.
Bộ phận nghiên cứu của Trường Sinh luôn hoạt động để đưa ra các sản phẩm mới. Tuy nhiên do sự xuất hiện của dịch Covid – 19 ngoài sức tưởng tượng, nên năm 2021, chúng tôi đã đẩy nhanh tiến độ, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành dự án, đưa ra các sản phẩm y học cổ truyền như TS Anco, Trường Sinh Thảo… hỗ trợ các F0 nhẹ hoặc không triệu chứng nâng cao sức đề kháng, mau khỏi bệnh.
Bộ sản phẩm này không chỉ để hỗ trợ phòng chống Covid mà có tác dụng nâng cao sức đề kháng nói chung, kể cả sau này dịch bệnh qua đi, sản phẩm vẫn hỗ trợ sức khỏe rất tốt cho người dùng.
- Nhưng các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, thưa chị?
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hippocrates là: “Hãy để thức ăn làm thuốc và thuốc làm thức ăn”. Ông đề cao vai trò của thức ăn, nước uống, không khí, môi trường trong lành, những thứ mà con người “ăn” vào cơ thể.
Để công bố thuốc y học cổ truyền theo quy định của Bộ Y tế sẽ mất rất nhiều thời gian, trong khi đó, các bài thuốc y học cổ truyền đã có từ ngàn năm, đã chứng minh hiệu quả trong đời sống dân gian, nên việc công bố dưới dạng thực phẩm bảo về sức khoẻ vẫn đảm bảo lành tính, những bệnh nhẹ tự uống sẽ khỏi và có thể phối hợp với thuốc tây điều trị bệnh mà không gây sốc. Dùng trong phòng bệnh tốt cho sức khoẻ.
Trong tình hình dịch Covid – 19 hiện nay với đa phần là các ca F0 nhẹ hoặc không triệu chứng, bên cạnh các sản phẩm hỗ trợ như của Trường Sinh và các doanh nghiệp khác, ngành Y tế cũng nên công bố một số bài thuốc dân gian để người dân tự làm hay tìm uống nhằm tăng sức đề kháng, tiến tới miễn dịch cộng đồng.
- Với rất nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ, hỗ trợ sức khỏe hiện nay trên thị trường, chị tin sản phẩm của mình có thể cạnh tranh?
Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch đang lan tỏa mạnh mẽ khi sức khỏe, bảo vệ môi trường sống trở thành mối quan tâm hàng đầu. Và tôi tin vào lựa chọn của người tiêu dùng khi sản phẩm của chúng tôi nguồn nguyên liệu sạch, 100% dược liệu được cung cấp từ các vùng trồng dược liệu theo quy trình hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, các sản phẩm đều được sản xuất bởi trang thiết bị máy móc hiện đại, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP đảm bảo tối ưu chất lượng, sự an toàn tuyệt đối trong từng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường.
Trường Sinh Group: Sản xuất kinh doanh song hành công tác an sinh xã hội
Trường Sinh Group: Chiến lược phát triển bền vững!
Gia Lai:Tập đoàn Trường Sinh khánh thành nhà máy nước uống dược liệu 6 triệu lít
Tận dụng y dược cổ truyền hỗ trợ điều trị F0 triệu chứng nhẹ
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Hoa Hiên trang 240-241 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Hoàng Hoa, Kim Trâm Thái, Huyền Thảo, Lelô, Lộc Thống.
Tên khoa học Hemerocallis fulva. L.
Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau dây:
Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2.5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-10 đến 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Hoa hiên mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đổ máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, lá hái quanh năm; rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
Khương Chỉ Nghĩa (Viện được học Nam Kinh, Trung Quốc) đã chiết được từ rễ hoa hiên của Trần Giang 3 chất có tinh thể gọi là chất A, B và C có độ chảy 165-167 độ C, qua thí nghiệm dược lý thì có tác dụng ức chế đối với huyết hấp trùng nhưng có độc.
Các bộ phận khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) Trường đại học y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy (Tạp chí đông y số 76 (1966), trang 18-22):
– Dùng nước sắc hoa hiện thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần.
– Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiện có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin. Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.
– Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.
– Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.
Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.
Theo đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, máu cam.
Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.
Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.
Gần đây, tại Trung Quốc có nơi dùng rễ hoa hiện điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (săn máu, sán máng-schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.
Đơn thuốc có hoa hiện dùng trong nhân dân
Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiện 15-20g,nấu với 300ml nước, cô còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Tại Trung Quốc, ngoài rễ cây hoa hiên Hemerocallis fulva ra, người ta còn dùng rễ của nhiều loài Hemerocallis khác như Hemerocallis thunbergii Baker. Hemerocallis citrina BarontV H. minor Mill. Ở nước ta tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, theo kinh nghiệm loại hoa vàng có tác dụng mạnh hơn loại hoa đỏ.
Năm 2004 là thời điểm khá nhạy cảm và phức tạp trong ngành nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm liên tiếp ngành thủy sản không đạt chỉ tiêu xuất khẩu. Một loạt lô hàng xuất khẩu bị trả về do nhiễm kháng sinh và nhiễm khuẩn tạp chất.
Lúc đó, người dân vẫn có thói quen sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho tôm. Tình trạng thực phẩm bẩn, lạm dụng hóa chất ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sống. Có những lô hàng thủy sản xuất khẩu bị quốc gia nơi đến trả về do nhiễm kháng sinh.
Trước thực tế đó, Trường Sinh đã ấp ủ xây dựng chuỗi giá trị xanh từ dược liệu, thay thế chất kháng sinh, tạo ra sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.