Tư vấn luật qua điện thoại – Đội ngũ Luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ tư vấn Luật qua Điện thoại miễn phí cho quý vị. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: 0972.923.886
Tư vấn luật qua điện thoại – Đội ngũ Luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ tư vấn Luật qua Điện thoại miễn phí cho quý vị. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: 0972.923.886
Thực tế cho thấy khoảng thời gian 5 - 10 giây đầu tiên của cuộc điện thoại có vai trò rất quan trọng trong việc bạn có bán được hàng hay không. Nếu như ngay đầu tiên bạn đã khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu thì cơ hội bán hàng thành công gần như bằng 0. Bởi vậy, hãy bắt đầu bằng một câu chào hỏi thật thân thiết để tạo thiện cảm với khách hàng. Ví dụ:
"Em chào anh/chị ạ. Em là A từ công ty bảo hiểm ABC. Không biết anh/chị có thời gian rảnh không ạ? Em xin phép được tư vấn cho anh/chị về gói bảo hiểm mới của bên em, rất hữu ích đấy ạ." Sau khi nghe xong câu này khách hàng thường sẽ trả lời theo 2 cách: "Anh/chị không em nhé. Anh/chị đang bận." nếu như họ đang bận tạm thời hoặc là không có nhu cầu. Nhóm thứ 2 sẽ trả lời "Ừ, em cứ nói đi" để thể hiện mình có quan tâm đến các gói bảo hiểm
Lưu ý rằng bạn sẽ không thể trình bày tất cả thông tin về một gói bảo hiểm qua điện thoại. Thời gian để bạn làm việc này có thể lên tới 1 - 2 tiếng và không ai có đủ kiên nhẫn để ngồi nghe bạn nói chừng ấy thông tin. Bởi vậy, hãy chỉ trình bày những thông tin chính một cách thật rõ ràng, ngắn gọn và tốt hơn hết là xin khách hàng gặp mặt tư vấn trực tiếp.
Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực tư vấn, kinh doanh nào đi chăng nữa thì để bán được hàng, bạn cũng cần phải am hiểu tường tận về nó. Để khách hàng có thể tin tưởng và mua các gói bảo hiểm của công ty, trước hết, bạn phải là người hiểu rõ mọi thông tin về nó và có thể giải thích chi tiết những thắc mắc của khách hàng. Bạn cũng cần phải biết cách lựa chọn gói bảo hiểm nào thì phù hợp với khách hàng nào để quá trình tư vấn được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đã qua rồi cái thời mà những Nhân viên tư vấn bảo hiểm được giao cho một danh sách và ngồi gọi từ đầu đến cuối. Cách làm này không chỉ gây lãng phí thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh doanh nghiệp. Khi được giao hoặc tự mình thu thập được một danh sách khách hàng, bạn cần phải thực hiện sàng lọc và tìm ra những khách hàng tiềm năng nhất. Khi đó, việc gọi điện sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì bạn cũng cần có những kịch bản tư vấn khác nhau. Những người có mức thu nhập khác nhau cũng sẽ có mối quan tâm về gói bảo hiểm không giống nhau. Bởi vậy, không chỉ sàng lọc, bạn còn cần phải nghiên cứu thật kỹ thông tin khách hàng trước khi gọi điện.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tư vấn bảo hiểm qua điện thoại?
Bắt đầu từ ngày 1/10/2020, Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử, .... chính thức có hiệu lực. Điều này đã khiến cho những cuộc gọi tư vấn bảo hiểm giảm đi đáng kể, tạo ra những rào cản cho ngành bảo hiểm nói riêng và rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì việc thực hiện các cuộc gọi nhưng với mục đích chính là để mời khách hàng tiềm năng tham gia vào các sự kiện, hội thảo hoặc để hẹn lịch tư vấn trực tiếp. Tư vấn, bán hàng qua điện thoại không phải là không hiệu quả và hình thức này vẫn tồn tại ngay cả ở những nước phát triển. Hiện nay, nhiều công ty bảo hiểm đã chuyển sang đa dạng hóa hình thức tiếp cận và tư vấn khách hàng như mời tham dự sự kiện, các buổi hội thảo... Dù thế thì những cuộc gọi điện thoại ban đầu vẫn rất cần thiết để bạn có thể đưa ra lời đề nghị với khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là ở chỗ tư vấn bảo hiểm qua điện thoại như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực mà không gây phản cảm cho người nhận. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đào tạo bài bản và xây dựng đội ngũ Nhân viên, Chuyên viên tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp, biết cách tiếp cận, tư vấn khách hàng một cách khéo léo.
Đọc thêm: Tại sao bạn nên chọn nghề bảo hiểm?
Với những khách hàng từ chối mà bạn vẫn nhận được không trả lời "Anh không/Chị không/Chị đang bận" thì bạn thực sự nên cảm thấy may mắn. Khi đó, cũng đừng quá níu kéo họ mà hãy trả lời: "Dạ vâng, vậy thì không làm phiền anh/chị nữa ạ. Nếu có thời gian, anh/chị thử tìm hiểu các gói bảo hiểm ABC nhé. Nó sẽ rất hữu ích khi các bé nhà anh/chị đi học Đại học đấy ạ. Và nếu có gì thắc mắc anh/chị cứ liên hệ lại với em nha." Như vậy, bạn vừa có thể trả lời lại khách hàng một cách lịch sự, lại vừa có thể giới thiệu thêm thông tin về gói bảo hiểm bên bạn. Đối với từng đối tượng khác nhau, bạn nên đưa ra những lợi ích khác nhau như "Nó sẽ giúp anh/chị tích lũy được một khoản tiền lớn khi về hưu đấy ạ." hay "Gói bảo hiểm này sẽ hỗ trợ chi trả tất cả chi phí y tế, chăm sóc sức khỏe của anh/chị đến cuối đời đấy ạ."
Tham khảo kịch bản tư vấn bảo hiểm qua điện thoại cho khách hàng
Tùy theo cách phản ứng của khách hàng trong từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể xử lý theo nhiều hướng khác nhau. Nếu như khách hàng cảm thấy khó chịu, từ chối tiếp tục trao đổi vì lý do đang bận việc thì hãy lịch sự xin phép gọi lại vào lúc khác. Ngược lại, nếu như họ cũng đang quan tâm đến vấn đề bảo hiểm và muốn tiếp tục lắng nghe thì hãy khéo léo dẫn dắt để xin lịch hẹn tư vấn trực tiếp hoặc là mời họ tham gia các buổi hội thảo, sự kiện để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty mình. Đừng quên đặt ra các câu hỏi một cách thật thông minh để khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm phù hợp nhất để gọi điện tư vấn bảo hiểm cho khách hàng là khoảng 4 - 5 giờ chiều. Thời điểm này, mọi người đã gần như hoàn thành công việc của họ và có thời gian để nhận điện thoại của bạn. Bạn cần tuyệt đối tránh khoảng thời gian từ 8 - 10 giờ sáng hoặc thời gian quá muộn vào buổi tối. Đây là thời gian khách hàng của bạn bắt đầu một ngày làm việc mới, cần tập trung để giải quyết những việc quan trọng hoặc là đã vào trạng thái nghỉ ngơi nên sẽ rất khó chịu nếu như nhận được các cuộc gọi chào hàng.
Gọi điện chào hàng bị từ chối là điều hết sức bình thường, bạn nên tập làm quen với điều đó. Thậm chí, tỷ lệ những người từ chối còn cao hơn gấp nhiều lần người chịu lắng nghe. Khách hàng lịch sự sẽ nói "Xin lỗi, mình đang bận." nhưng cũng có những người cúp máy ngay lập tức mà không nói lời nào. Bạn không nên quá để ý đến vấn đề này, đặc biệt là không được để ảnh hướng đến tâm trạng làm việc và những cuộc gọi sau.
Đọc thêm: Ngành bảo hiểm - Tăng trưởng mạnh, liệu có nên theo?
Ngay cả khi khách hàng thực sự không mong muốn cuộc gọi này của bạn thì bạn cũng cần phải giới thiệu mình là ai, đến từ công ty bảo hiểm nào. Đồng thời, hỏi xem họ có thể dành cho bạn một chút thời gian để trình bày vấn đề hay không. Khách hàng cần được biết đầy đủ thông tin để quyết định có tiếp tục trò chuyện, trao đổi với bạn hay dừng lại.