Sách Sơ Lược Lịch Sử Việt Nam

Sách Sơ Lược Lịch Sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.

“Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.”

Vậy trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.

Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu Công nguyên.

Theo Thiền Uyển Tập Anh(15), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc.

Những vị cao tăng đầu tiên ở Giao Chỉ được nhắc đến trong sử sách từ cuối thế kỷ II trở đi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo đã được truyền bá sang đây nhiều năm trước từ những nhà sư Ấn Độ. Sự phát triển của Phật giáo ở Giao Chỉ bắt đầu từ sớm và mạnh mẽ, tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa lớn đối với người dân bản địa sau này. Thực tế, vào thời Mâu Tử, Luy Lâu là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Hai nơi còn lại là Lạc Dương và Bành Thành. Lạc Dương nổi lên là trung tâm Phật giáo trong thời Hán Minh Đế (58-75) khi ông cho một đoàn đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đem truyền bá vào Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng trung tâm Lạc Dương xuất phát từ trung tâm Bành Thành và trung tâm Bành Thành chịu ảnh hưởng từ Luy Lâu.

Trước đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước Công nguyên nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ, đến thời Hán Minh Đế mới được cắm rễ thực sự. Nhiều học giả cho rằng đạo Phật trước thời Hán Minh Đế và cả sau này truyền bá sang Trung Quốc bằng đường biển, điều đó khiến cho việc Luy Lâu được tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ sớm hơn là điều dễ hiểu. Mâu Tử học Phật ở Luy Lâu càng chứng tỏ Luy Lâu phải có hệ thống Phật giáo phát triển từ trước đó. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã miêu tả về thói hư tật xấu của tăng đoàn Giao Chỉ, trong thời gian đó nhà Hán vẫn chưa có tăng đoàn và suốt thời Hán vẫn chưa cho phép người Trung Quốc chính thức xuất gia Quy y Tam bảo. Mặc dù chưa có ghi chép chính thức về những người đầu tiên mang Phật giáo vào Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của các tăng sĩ Ấn Độ vẫn được đề cập đến, trong đó nổi bật là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Giao Chỉ trong khoảng 169-189 và Chi Cương Lương ở đây dịch kinh vào các năm 255-256. Một trong những vị tăng gốc Giao Chỉ nổi tiếng đầu tiên là Khương Tăng Hội, người vẫn còn đang tranh cãi liệu có phải là tổ của Thiền tông Việt Nam hay không. Khương Tăng Hội có cha mẹ là người nước Khương Cư (Uzbekistan), đến Giao Chỉ buôn bán và sinh ra ông ở đây. Ông lớn lên và xuất gia ở Giao Chỉ, đến năm 247, thì đến kinh đô Kiến Nghiệp của Ngô và truyền đạo ở đây. Khương Tăng Hội có nhiều trước tác và bản dịch về Phật giáo nổi tiếng và có giá trị đến sau này.

Căn cứ vào các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ (tức Việt Nam), lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc.

Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời đại mới

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

Trần Trọng Kim được biết đến là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học ở Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán, đến khi trưởng thành vì lòng hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Do vậy mà ông nắm rõ tường tận cả về Hán học và Tây học, nghiên cứu về Nho giáo, Phật giáo và tiếng Việt. Trần Trọng Kim được đánh giá rất tài năng với vốn hiểu biết sâu rộng. Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng về các lĩnh vực sử học, văn, nghiên cứu và sư phạm như Vương Dương Minh, Sơ học luận lý, Việt Năm văn phạm, Sư phạm yếu lược, Việt Nam sử lược,…và rất nhiều tác phẩm khác.

Trong đó, tác phẩm “Việt Nam sử lược” được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Quyển sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920, dựa vào những nghiên cứu trước đó như “Nam sử tiểu học” và “Sơ học An Nam sử lược” từ những năm từ 1914 đến 1917. Có thể nói đây chính là bộ thông sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ của nước ta và được soạn theo phương pháp hiện đại. Cuốn sách có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên do thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai.

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền vào trực tiếp từ Ấn Độ.

I. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu công nguyên

Theo như nhiều sách sử để lại, năm 273 vua Asoka lên ngôi ở Ấn Độ, ông đã cử nhiều phái đoàn ra nước ngoài truyền đạo đến các nước phương Tây, phương Đông cũng như các nước Đông Nam Á.

Một vấn đề cần được nhắc đến đầu tiên là trước khi Phật giáo du nhập nước ta, tại đây đã có một nền văn hóa phong phú. Căn bản của nền văn hóa này xây dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp với các thành tựu rực rỡ, mà cụ thể là ngoài những chứng tích của các nền văn minh còn lại, như vào thời Hai Bà Trưng, tại nước ta đã có bộ Việt luật, trong đó hơn 10 điều khác với Hán luật(3), những dấu tích về ngôn ngữ Việt qua bài Việt ca còn sót lại trong thư tịch cổ Trung Quốc(4), có hệ thống lịch pháp riêng, hoàn toàn khác với lịch pháp phương Bắc(5), những tín ngưỡng đặc thù cổ xưa còn lưu lại trong tín ngưỡng Phật điện đến tận ngày nay và đặc biệt là nền văn hóa này có sức mạnh tiếp thu và đã chủ động bản địa hóa Phật giáo, một yếu tố văn hóa nước ngoài, để phù hợp với nó; và hơn thế nữa, biến nó trở thành một trong những vũ khí sắc bén và uy vũ đối kháng âm mưu đồng hóa và nô dịch về văn hóa của phương Bắc ngay từ những ngày đầu.