Chiều ngày 22/8/2023, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức công bố kết quả các Phương thức xét tuyển Khóa 49 – Đại học chính quy năm 2023. Mặt bằng điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm tăng trong khi đó điểm chuẩn phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT giữ ổn định. Các ngành mới thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng và tích hợp đa lĩnh vực đặc biệt nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Cũng trong dịp này, UEH chính thức dành 900 suất học bổng và chương trình Tín dụng học tập tại Trường cho các Tân sinh viên khóa 49.
Chiều ngày 22/8/2023, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức công bố kết quả các Phương thức xét tuyển Khóa 49 – Đại học chính quy năm 2023. Mặt bằng điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm tăng trong khi đó điểm chuẩn phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT giữ ổn định. Các ngành mới thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng và tích hợp đa lĩnh vực đặc biệt nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Cũng trong dịp này, UEH chính thức dành 900 suất học bổng và chương trình Tín dụng học tập tại Trường cho các Tân sinh viên khóa 49.
Chi tiết Đề án tuyển sinh đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2024
Năm học 2023 - 2024, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 1800 chỉ tiêu cho 28 ngành đào tạo. Trường sử dụng 6 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phương thức 2: Xét tuyển thẳng theo Đề án của Trường ĐH KHTN (thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển, dự bị đại học, xét tuyển thẳng theo Đề án và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN).
Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Riêng 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu điểm xét tuyển được quy định như sau:
Điểm xét tuyển (theo thang điểm 40) = môn Toán (nhân hệ số 2) + điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã quy sang thang điểm 40).
Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.
Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh có kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức của học sinh THPT còn hạn sử dụng ở mức điểm 80/150 điểm trở lên.
Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Điểm xét tuyển = Điểm Tư duy định lượng + Điểm Tư duy đính tính + Điểm Khoa học.
Riêng với 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin (*), Khoa học dữ liệu điểm xét tuyển được quy định như sau: Điểm xét tuyển = Điểm Tư duy định lượng (nhân hệ số 2) + Điểm Tư duy định tính + Điểm Khoa học.
Phương thức 5: Sử dụng chứng chỉ quốc tế xét tuyển (A - Level: đảm bảo đạt từ 60/100 điểm trở lên; SAT: đạt điểm từ 1100/1600 trở lên; ACT: đạt điểm từ 22/36).
Phương thức 6: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển:
Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và đáp ứng điều kiện tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt tối thiểu 14 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán).
Các thí sinh sau khi trúng tuyển các chương trình đào tạo chuẩn theo các phương thức xét tuyển trên có thể đăng kí xét tuyển các chương trình đào tạo đặc biệt, theo thông báo cụ thể của Trường.
Các chương trình đào tạo đặc biệt được nhà nước đầu tư bao gồm chương trình đào tạo (CTĐT) tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao. Cụ thể như sau:
Chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng:
Chương trình đào tạo tài năng các ngành Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học dành cho những sinh viên đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân khoa học tài năng.
Sinh viên học CTĐT cử nhân khoa học tài năng được các giảng viên là giáo sư, tiến sĩ giỏi, có uy tín giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học; được ưu tiên sử dụng thiết bị, tài liệu học tập, nghiên cứu; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ Tiếng Anh để đạt tối thiểu bậc 4 (B2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học phí: theo quy định của Nhà nước đối với sinh viên đại học hệ chính quy.
Học bổng: học kỳ I, cấp kinh phí hỗ trợ học tập: 1.000.000 đồng/tháng/sinh viên; từ học kỳ II trở đi xét theo kết quả học tập. Ngoài ra sinh viên thuộc chương trình cử nhân tài năng còn được xét học bổng hỗ trợ học tập dành cho các ngành khoa học cơ bản được ưu tiên đầu tư với mức 35 triệu/năm (có thể đạt tới 140 triệu/sinh viên trong 4 năm).
Sinh viên ở tỉnh xa được ưu tiên bố trí chỗ ở.
Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao:
Chương trình đào tạo chất lượng cao các ngành Hóa học, Địa lý tự nhiên, Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học, Khoa học môi trường, Địa chất học. Đây là các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân chất lượng cao.
Sinh viên học chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao được các giảng viên là giáo sư, tiến sĩ giỏi, có uy tín giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học; được ưu tiên sử dụng thiết bị, tài liệu học tập, nghiên cứu; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ Tiếng Anh để đạt tối thiểu bậc 4 (B2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Chế độ Học phí: Thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với sinh viên đại học hệ chính quy. Riêng đối với chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Hoá học thu theo đề án định mức kinh tế kỹ thuật.
Theo đó, phương thức xét tuyển kết hợp đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm 3 nhóm đối tượng.
Nhóm 1 gồm các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT
Thí sinh đạt mức SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 01.06.2024 (Lưu ý, thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Trường thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT).
Chỉ tiêu: 5% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét theo từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm quy đổi SAT/ACT + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó điểm SAT, ACT quy đổi về thang 30, cụ thể là:
Điểm quy đổi SAT = điểm SAT *30/1600
Điểm quy đổi ACT = điểm ACT *30/36
Nhóm 2 gồm các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội, hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên. Cụ thể:
Thí sinh đạt HSA từ 85 điểm trở lên hoặc APT từ 700 điểm trở lên hoặc TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có CCTAQT đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên;
Các điểm thi HSA/APT/TSA và CCTAQT nêu trên cần có trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 01.06.2024.
Chỉ tiêu: 45% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét theo từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm quy đổi HSA/APT/TSA + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó điểm HSA, APT, TSA quy đổi về thang 30, cụ thể là:
Điểm quy đổi HSA = điểm HSA * 30/150
Điểm quy đổi APT = điểm APT * 30/1200
Điểm quy đổi TSA = điểm TSA * 30/100
- Với điểm CCTAQT kết hợp với điểm HSA/APT/TSA:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT + điểm quy đổi HSA/APT/TSA*2/3 + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi điểm như sau:
Nhóm 3 sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/6/2024 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên và có điểm thi TN THPT năm 2024 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của trường.
Chỉ tiêu: 30% theo mã tuyển sinh và theo tổng chỉ tiêu.
Cách thức xét tuyển: xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:
ĐXT = điểm quy đổi CCTAQT + tổng điểm 2 môn xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Tổng điểm 2 môn xét tuyển = Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của môn Toán và 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi điểm như sau:
Đối với phương thức xét tuyển bằng thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ngưỡng đầu vào dự kiến 20 điểm, gồm điểm ưu tiên. Trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp năm 2024.
Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ của từng đối tượng xét tuyển.