Học sinh ở Nga mặc đồng phục và tặng những bó hoa tươi thắm cho thầy cô giáo trong ngày khai giảng. Ảnh: Russia Knowledge
Học sinh ở Nga mặc đồng phục và tặng những bó hoa tươi thắm cho thầy cô giáo trong ngày khai giảng. Ảnh: Russia Knowledge
Các học sinh mới trong buổi học đầu tiên của năm học tại một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AP
Lễ khai giảng năm học mới của Triều Tiên được tổ chức vào ngày 1/4 hàng năm. Vào ngày này, cha mẹ sẽ mặc cho các em bộ đồng phục mới và cài bông hoa đỏ lên ngực. Đồng thời, phụ huynh cũng được vào tham dự buổi học đầu tiên của con cái mình trong năm học mới.
Lý do Triều Tiên chọn ngày 1/4 làm ngày khai giảng năm học mới được cho là do tại giai đoạn này, khu vực phía bắc bán đảo Triều Tiên chuyển từ mùa đông sang mùa xuân phù hợp cho cây cối đâm chồi nảy lộc và lễ khai giảng là phép ẩn dụ với ý nghĩa trẻ em Triều Tiên là mầm non của đất nước.
Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh.
Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.
Học sinh Nhật Bản trong ngày tựu trường. Ảnh: Reuters
Ở Nhật Bản, ngày khai giảng sẽ do từng trường tự quyết định rồi thông báo với học sinh, thường vào tháng 4.
Cách tổ chức lễ khai giảng ở Nhật Bản đơn giản, không nặng về phần nghi lễ mà cũng không nghiêng về phần hội.
Tức vào ngày khai giảng, từng lớp sẽ tập trung trong phòng học, hoặc cả khối tập trung ở phòng học thể chất để nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò vài điều về nội quy trước khi bước vào năm học mới. Đây là dịp để các học sinh ôn lại lịch sử hình thành trường và giới thiệu giáo viên.
TTTĐ - Tùy vào tính chất của mỗi nền văn hóa mà các quốc gia trên thế giới cũng có những ngày khai giảng khác nhau.
Thông thường, các trường học tại Mỹ sẽ bắt đầu năm học mới vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Thời gian cụ thể sẽ tùy theo quy định của từng bang.
Mỹ không tổ chức khai giảng mà chỉ dành ngày đầu tiên để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và làm quen với giáo viên, bạn bè mới.
Ở một số trường cấp 3 tại xú sở cờ hoa, các học sinh mới nhập trường sẽ tới trường sớm từ 1 đến 2 ngày để tham gia vào các tiết học hướng nghiệp giúp làm quen với ngôi trường mới cũng như các quy tắc và môi trường xung quanh..
Trong khi đó, nhiều ngôi trường lại dành ngày đầu tiên này để chụp ảnh cho học sinh. Một số nơi có đôi chút khác biệt khi dành cả tuần đầu tiên đến trường cho các hoạt động ngoại khóa.
Trong vài năm gần đây, nhiều địa phương còn mời các bậc phụ huynh tới giao lưu và gặp gỡ với giáo viên con em mình một tuần trước khi năm học mới bắt đầu.
Ở Đức, lễ khai giảng chỉ được tổ chức một lần duy nhất khi học sinh vào lớp 1. Đồng thời, lịch khai giảng ở các trường cũng không thống nhất nhưng thường dao động từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.
Trẻ em bắt đầu vào lớp Một được tặng một vật hình nón khổng lồ chứa đầy đồ dùng. Tại một số vùng ở quốc gia này, ngày đầu tiên của lớp Một được đánh dấu bằng những vật hình nón chứa đầy kẹo và đồ dùng học tập.
Chuyên gia văn hóa dân gian Christiane Cantauw giải thích trong một cuộc phỏng vấn với DW rằng, truyền thống này không phải là để cổ vũ trẻ em. Thực tế, đó là về việc “làm rõ rằng, tình trạng của một đứa trẻ đang thay đổi”.
Tương tự như ở Đức, vào năm học mới, hầu hết học sinh ở Nhật Bản đều nhận được một chiếc ba lô, hoặc “randoseru” như một món quà trong ngày đầu tiên đi học. “Randoseru” là một loại ba lô có mặt cứng được làm bằng da khâu chắc chắn hoặc vật liệu tổng hợp giống như da. Loại ba lô này được học sinh tiểu học sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản.
Lễ khai giảng tại đất nước mặt trời mọc được tổ chức đơn giản, thông thường do trường quyết định, thường vào tháng 4. Cách tổ chức không nặng về phần nghi lễ mà cũng không nghiêng về phần hội, tức vào ngày khai giảng, học sinh đến gặp gỡ các bạn. Sau đó giáo viên đưa học sinh về lớp và căn dặn các em nội quy.
Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh.
Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.
Các trường học ở Nga trước đây bắt đầu năm học mới vào ngày 1/9. Tuy nhiên, tới năm 1984, 1/9 trở thành Ngày Tri thức. Nếu nó rơi vào chủ nhật, hầu hết các trường học sẽ tổ chức một sự kiện mang tính biểu tượng để bắt đầu năm học và ngày đầu tiên đi học của học sinh sẽ rơi vào thứ 2 kế đó.
Một số nơi, học sinh và phụ huynh xếp thành đám đông bên ngoài trường để chụp ảnh. Học sinh năm nhất tặng hoa cho giáo viên. Trong khi đó, các nữ sinh sẽ buộc một dải ruy băng trắng để trang trí cho mái tóc.
Ngoài những nghi lễ khai giảng, các trường còn tổ chức chương trình múa rối, nghệ thuật giải trí...
Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.
Ở Trung Quốc, ngày khai giảng thường tổ chức vào ngày 1/9, học sinh sẽ mặc đồng phục đến trường. Hiệu trưởng nói lời khai giảng, sau đó các thầy cô tặng cho học sinh một cuốn từ điển – tượng trưng cho việc trao cho các em nguồn tri thức, cũng có khi tặng cho các em những bộ sách giáo khoa. Sau đó, các em cùng thầy cô về nhận lớp.
Trên thế giới có hơn 200 Quốc gia trải đều khắp các Châu Lục, mỗi quốc gia lại có 1 nét văn hóa riêng. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia càng siết chặt và hợp tác với nhau hơn trên nhiều lĩnh vực. Vậy tên tiếng Trung về các quốc gia trên thế giới đọc và viết ra sao? Cùng NewSky xem danh sách dưới đây nhé!
1. 越南 / yuè nán / Việt Nam 2. 日本 / rì běn / Nhật Bản 3. 韩国 / hán guó / Hàn Quốc 4. 中国 / zhōng guó / Trung Quốc 5. 香港 / Xiāng gǎng / Hồng kông 6. 澳门 / Ào mén / Macao 7. 泰国 / tài guó / Thái Lan 8. 文莱 / Wén lái / Brunei 9. 缅甸 / Miǎn diàn / Myanma 10. 马来西亚 / mǎ lái xī yà / Malaysia 11. 柬埔寨 / jiǎn pǔ zhài / Campuchia 12. 印度尼西亚 / yìn dù ní xī yà / Indonesia 13. 新加坡 / xīn jiā pō / Singapore 14. 菲律宾 / Fēi lǜ bīn / Philippines 15. 老挝 / Lǎo wō / Lào 16. 西班牙 / xī bān yá / Tây Ban Nha 17. 葡萄牙 / pú táo yá / Bồ Đào Nha 18. 英国 / yīng guó / Anh Quốc 19. 德国 / dé guó / Đức 20. 美国 / měi guó / Mỹ 21. 法国 / fǎ guó / Pháp 22. 火鸡 / Huǒ jī / Thổ Nhĩ Kỳ 23. 意大利 / yì dà lì / Ý – Italia 24. 印度 / yìn dù / Ấn Độ 25. 台湾 / tái wān / Đài Loan 26. 巴西 / bā xī / Brazil 27. 阿根廷 / ā gēn tíng / Argentina 28. 苏格兰 / Sū gé lán / Scotland 29. 丹麦 / Dān mài / Đan mạch 30. 墨西哥 / Mò xī gē / Mexico 31. 加拿大 / Jiā ná dà / Canada 32. 俄国 / É guó / Nga 33. 荷兰 / Hé lán / Hà lan 34. 瑞典 / Ruì diǎn / Thụy điển 35. 芬兰 / Fēn lán / Phần lan 36. 挪威 / Nuó wēi / Na uy 37. 斯里兰卡 / Sī lǐ lán kǎ / Sri Lanka 38. 不丹 / Bù dān / Bhutan 39. 澳大利亚 / Ào dà lì yǎ / Úc – Australia 40. 新西兰 / Xīn xī lán / New zealand 41. 孟加拉国 / Mèng jiā lā guó / Bangladesh 42. 尼泊尔 / Ní bó’ěr / Nepal 43. 哈萨克斯坦 / Hā sà kè sī tǎn / Kazakhstan 44. 巴基斯坦 / Bā jī sī tǎn / Pakistan 45. 乌兹别克斯坦 / Wū zī bié kè sī tǎn / Uzbekistan 46. 阿富汗 / Ā fù hàn / Afghanistan 47. 卡塔尔 / Kǎ tǎ’ěr / Qatar 48. 伊拉克 / Yī lā kè / Iraq 49. 以色列 / Yǐ sè liè / Israel 50. 叙利亚 / Xù lì yǎ / Syria 51. 沙特阿拉伯 / Shā tè ā lā bó / Ả Rập Saudi
Còn quốc gia nào chưa có nhỉ? bạn có thể liên hệ NewSky để được giải đáp thêm nhé! Nhớ chia sẻ và lưu lại danh sách các từ vựng tiếng Trung về các quốc gia này để khi nào cần thì lấy ra sử dụng nhé! Chúc bạn học tốt
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) – một hiệp hội toàn cầu của ngành tài chính, nợ toàn cầu hiện ở mức 305 nghìn tỷ USD, cao hơn 45 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch COVID-19.
Nợ toàn cầu là tổng số nợ của các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân trên khắp thế giới. Trong số nợ 305 nghìn tỷ USD, các tập đoàn chiếm 161,7 nghìn tỷ USD (53%), các chính phủ nợ 85,7 nghìn tỷ USD (28%) và cá nhân chiếm 57,6 nghìn tỷ USD (19%).
IIF dự đoán, nợ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng do vay mượn của chính phủ vẫn ở mức cao, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dân số già, căng thẳng địa chính trị, chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng và sự không tương xứng về tài chính khí hậu.
Những quốc gia nào có nhiều nợ nhất?
Nợ chính phủ đại diện cho các khoản nợ tài chính chưa thanh toán của một quốc gia, bao gồm các loại khác nhau như các khoản vay và chứng khoán nợ.
Báo cáo Giám sát nợ toàn cầu của IIF bao gồm 21 nền kinh tế thị trường phát triển bao gồm khu vực đồng Euro cũng như 30 thị trường mới nổi.
Tính đến quý I/2023, Mỹ có nợ quốc gia cao nhất thế giới với 30,1 nghìn tỷ USD nợ các chủ nợ. Khoản nợ của Washington hiện ở mức 31,4 nghìn tỷ USD, làm tăng thêm lo ngại về chi tiêu và chi phí đi vay của chính phủ Mỹ.
Đặt trong bối cảnh đó, số nợ của Mỹ tương đương với tổng số nợ của 4 quốc gia có nhiều nợ nhất tiếp theo bao gồm Trung Quốc (14 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (10,2 nghìn tỷ USD), Pháp (3,1 nghìn tỷ USD) và Ý (2,9 nghìn tỷ USD).
Biểu đồ dưới đây xếp hạng nợ chính phủ trên toàn thế giới.
Quốc gia nào có đủ tiền để trả nợ?
Các quốc gia có mức nợ cao có thể bù đắp các khoản thanh toán của mình nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất - cao hơn nợ quốc gia.
Tỷ lệ nợ của Chính phủ tính trên GDP, so sánh quy mô nợ của một quốc gia với nền kinh tế của quốc gia đó, là một chỉ báo về tính bền vững tài chính của chính phủ. Bất kỳ giá trị nào lớn hơn 100% đều cho thấy một quốc gia đang chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được.
Theo IIF, nợ chính phủ trên GDP toàn cầu ở mức 95,5%.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất ở mức 239%. Tỷ lệ nợ trên GDP cao của Tokyo một phần có thể là do dân số già và chi phí phúc lợi xã hội.
Hy Lạp có tỷ lệ nợ trên GDP cao thứ hai ở mức 197%, tiếp theo là Singapore (165%), Ý (135%) và Mỹ (116%).
Trần nợ là số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay. Vào ngày 19/1, Mỹ đã chạm giới hạn vay là 31,4 nghìn tỷ USD. Kể từ đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thực hiện một số biện pháp để tránh không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình, được gọi là vỡ nợ.
Việc Mỹ vỡ nợ có thể sẽ đẩy nước này vào một cuộc suy thoái lớn, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Vào ngày 28 /5, sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện (do Đảng Cộng hòa nằm quyền chi phối) Kevin McCarthy, đã đạt được thỏa thuận dự kiến nâng trần nợ trong hai năm đồng thời hạn chế một số khoản chi tiêu.
Ngày 30/5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật, với tỷ lệ 314 – 117. Sau đó một ngày, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật.