Ghi nguồn từ https://svhtt.thuathienhue.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ website này
Ghi nguồn từ https://svhtt.thuathienhue.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ website này
Giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khai trong những ngày qua, trong phần tự bào chữa sáng nay, bà Nguyễn Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc) cho biết ở giai đoạn đầu tham gia tổ chức thực hiện chuyến bay giải cứu, công ty 4 lần nộp hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ nhưng đều không được phê duyệt.
Đến giai đoạn Chính phủ giao tổ công tác 5 bộ phê duyệt, bà Hồng thêm 3 lần gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cũng không được phê duyệt.
Không chỉ vậy, trong tất cả những lần này chưa bao giờ doanh nghiệp của bà được các cơ quan chức năng hồi âm vì sao hồ sơ không đạt, cần bổ sung tài liệu gì.
Tìm hiểu từ những công ty đã thực hiện chuyến bay giải cứu, bà Hồng mới hiểu ra muốn được cấp phép thì phải đi "cửa sau".
"Thời điểm đấy bị cáo đã đi làm các thủ tục giấy tờ theo quy trình. Bị cáo cũng đã xuống tiền đặt cọc vé máy bay của hãng hàng không, đặt cọc tiền thuê khách sạn cách ly xin cấp phép không có hồi âm nên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan", nữ giám đốc lý giải về bối cảnh phải chi tiền "bôi trơn" để được cấp phép chuyến bay giải cứu.
Cánh "cửa sau" đầu tiên mà Hồng tìm đến là Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Hồng sử dụng Công ty Minh Ngọc và mượn pháp nhân của Công ty Sora để nhờ Hoàng hỗ trợ xin cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu. Hai bên đã thỏa thuận, Hồng đưa cho Hoàng 3,3 tỉ để được giúp cấp phép thực hiện hai chuyến bay.
Thời gian sau, khi Hoàng không giúp đỡ tiếp, Hồng qua "cầu nối" là Trần Quốc Tuấn (giám đốc Công ty Vitrato) để liên hệ với những người thẩm quyền nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu.
Hồng đã chuyển cho Tuấn 7,4 tỉ đồng nhờ giúp đỡ. Tuấn đưa cho cựu cục trưởng Cục Lãnh sự 20.000 USD, đưa cục phó Đỗ Hoàng Tùng 25.000 USD, đưa Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) hơn 2,4 tỉ…
Bào chữa cho bà Hồng, luật sư cũng đưa ra quan điểm thời gian đầu thân chủ của mình xin cấp phép chuyến bay giải cứu không được chấp nhận cũng không biết khiếu nại ở đâu. Thời điểm dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch rơi vào cảnh khó khăn nên khi có chính sách tổ chức các chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu thì "như nắng hạn gặp mưa rào".
Tuy nhiên sau nhiều lần hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tìm cách đi "cửa sau" và phải chi tiền "trong hoàn cảnh bất khả kháng".
Giống như hoàn cảnh của Hồng, bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (người thành lập Công ty Lữ Hành Việt) cũng cho biết giai đoạn đầu gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ và công văn gửi các hãng hàng không xin tiếp tục tổ chức các chuyến bay nhưng không được chấp thuận.
Tự bào chữa trước tòa sáng nay, Mạnh phân trần trước tình hình dịch bệnh, hoàn cảnh nhiều người khó khăn, bị cáo có danh sách gần 1.000 công dân xin về nước, đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ từ chọn khách sạn, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn…
Thế nhưng hồ sơ vẫn không được duyệt, không có cơ quan nào hồi âm nên bị cáo "rất thất vọng".
'Vì thế, bị cáo quyết tâm cố gắng xin bằng được chuyến bay… Đến giờ phút này, bị cáo khẳng định chính hành vi mập mờ, chính tất cả hành vi mập mờ… đã thúc đẩy bị cáo và đồng nghiệp của bị cáo phải đưa hối lộ.
Suốt quá trình cấp phép chuyến bay, bị cáo chỉ mong muốn có được việc làm, có được chuyến bay để đưa công dân về nước", bào chữa đến đây Mạnh bật khóc.
Khoảng tháng 1-2021, Mạnh tìm đến Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do), bàn bạc nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu và chia lợi nhuận.
Mạnh cùng Vũ Thùy Dương đưa tiền cho Kiếm để tìm cách nhờ các cá nhân có thẩm quyền để thuận lợi được cấp phép chuyến bay giải cứu. Ở giai đoạn sau thấy Kiếm chi tiền quá lớn nên Mạnh cùng với Dương tự chủ động việc đưa tiền để xin cấp phép các chuyến bay.
Cáo trạng xác định bị cáo Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 7-8 năm tù, bị cáo Dương đưa hối lộ 24 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 2-3 năm tù.
Bị cáo Lê Hồng Sơn được dẫn giải đến phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: DANH TRỌNG
Ngày 02/09/2024 (30/07 âm lịch): Thuận lợi cho việc xuất hành.
Ngày 04/09/2024 (02/08 âm lịch): Làm mọi việc đều như ý, suôn sẻ.
Ngày 06/09/2024 (04/08 âm lịch): Ngày đẹp để xuất hành.
Ngày 11/09/2024 (09/08 âm lịch): Phù hợp xây cất nhà, nhập học.
Ngày 12/09/2024 (10/08 âm lịch): Thích hợp cho việc nhận chức, nhập học.
Ngày 16/09/2024 (14/08 âm lịch): Ngày tốt để xuất hành, khai trương.
Ngày 18/09/2024 (16/08 âm lịch): Thích hợp tổ chức đám hỏi, đám cưới, xây nhà.
Ngày 23/09/2024 (21/08 âm lịch): Phù hợp cho việc cúng bái, tạ ơn, tố tụng.
Ngày 24/09/2024 (22/08 âm lịch): Ngày tốt để xuất hành, khai trương.
Ngày 28/09/2024 (26/08 âm lịch): Ngày đẹp nhất cho sửa nhà, xây nhà, trồng cây.
Ngày 30/09/2024 (28/08 âm lịch): Tốt nhất cho việc cưới xin, đám hỏi, đám cưới.
Ngày 05/09/2024 (03/08 âm lịch): Phạm phải ngày Tam Nương, kỵ nhất xuất hành, khai trương, cưới hỏi.
Ngày 08/09/2024 (06/08 âm lịch): Phạm ngày Sát chủ Âm, kỵ mai táng hay tu sửa mộ phần.
Ngày 14/09/2024 (12/08 âm lịch): Ngày Lưu Liên, khiến mọi sự gặp bất trắc, khó thành công trọn vẹn.
Ngày 20/09/2024 (18/08 âm lịch): Phạm phải ngày Tam Nương, không hợp khai trương, tu sửa nhà cửa, tổ chức đám cưới.
Ngày 22/09/2024 (20/08 âm lịch): Phạm ngày Trùng Tang, kỵ nhất chôn cất hoặc cưới xin.
Ngày 26/09/2024 (24/08 âm lịch): Phạm ngày Lưu Liên nên mọi sự khó thành, dễ bị kiện tụng.
Ngày 29/09/2024 (27/08 âm lịch): Phạm ngày Tam Nương, không thể tổ chức đám cưới/đám hỏi, khai trương.
- 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- 02/09: Quốc khánh (1945)/ Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969)
- 10/09/1955: Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 12/09/1930: Xô Viết Nghệ Tĩnh
- 20/09/1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên hiệp quốc
- 23/09/1945: Nam Bộ kháng chiến
- 27/09/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn
Việc chú trọng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ hiện nay là rất quan trọng, đồng thời, để đảm bảo cho cơ sở thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời hạn tổ chức thực tập phương án chữa cháy khi yêu cầu phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm. Vì vậy, ngày 16/5/2023, Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực huyện Ngọc Hồi, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí PVOIL miền Trung tại Kon Tum tiến hành hướng dẫn 04/05 cửa hàng xăng dầu thuộc chi nhánh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi là Cửa hàng xăng dầu Plei Kần 01, Cửa hàng xăng dầu Plei Kần 03, Cửa hàng xăng dầu Đăk Dục, Cửa hàng xăng dầu Bờ Y tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH tại cơ sở (Cửa hàng xăng dầu Plei Kần 02 đã được cơ quan Công an tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH vào ngày 10/5/2023).
Xác định là cơ sở có nguy hiểm cháy nổ cao, là nơi tồn chứa lượng chất cháy lớn là xăng, dầu, nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra không được xử lý đúng và kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Tại buổi làm việc, cán bộ Đội chữa cháy và CNCH khu vực huyện Ngọc Hồi đã hướng dẫn cho nhân viên của cửa hàng kỹ năng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, triển khai đội hình chữa cháy và các kỹ năng chữa cháy, CNCH; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC đối với người đứng đầu cơ sở; công tác bảo quản phương tiện PCCC…
Hướng dẫn tổ chức thực tập phương án tại CHXD Bờ Y
Đồng thời, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực tập các phương án chữa cháy và CNCH theo tình huống giả định. Quy trình xử lý đám cháy, công tác cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra khỏi đám cháy được thực hiện theo đúng nội dung phương án. Quá trình thực tập đã thực hiện đúng yêu cầu kỹ, chiến thuật đề ra, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Hướng dẫn tổ chức thực tập phương án tại CHXD Plei Kần 03
Hướng dẫn tổ chức thực tập phương án tại CHXD Đăk Dục và CHXD Plei Kần 01
Thông qua thực tập phương án nhằm giúp Đội PCCC cơ sở, cửa hàng trưởng, nhân viên cửa hàng nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa và tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, có hiệu quả khi có sự cố xảy ra. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng ngừa cháy nổ, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh./.
Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh tự bào chữa tại phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH
Trái với lời khai của các cựu quan chức khẳng định "không đòi hỏi", nhận tiền chỉ là "quà cảm ơn", tại phiên tranh tụng vụ chuyến bay giải cứu sáng nay (20-7), nhiều cựu giám đốc doanh nghiệp khẳng định nếu không chi tiền sẽ không được cấp phép.