Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ,
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ,
Phát biểu giải trình trước Quốc hội liên quan vấn đề cử tri, đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm đến hàng hóa giá rẻ nước ngoài "xé lẻ" đơn hàng dưới 1 triệu đồng để né thuế về Việt Nam khi thảo luận về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) ngày 29-10, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, việc Việt Nam không thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhỏ lẻ nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng là thực hiện theo cam kết quốc tế tại Công ước Kyoto năm 1973 và được cụ thể hóa tại Quyết định số 78 năm 2010.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thực tế hiện nay, nhiều quốc gia khác đã bỏ thực hiện Công ước này. Theo đó, EU đã bỏ quy định không tính thuế đối với giá trị hàng hóa chuyển phát nhanh qua đường bưu điện dưới 22 USD. Hay nước Anh xóa bỏ việc miễn thuế đối với hàng hóa dưới 135 USD. Còn Singapore từ ngày 1-1-2023 cũng bỏ quy định miễn thuế với hàng hóa giá trị nhỏ vận chuyển và giao dịch qua thương mại điện tử. Trong khi đó, Thái Lan đánh thuế VAT 7% với tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu.
"Các quốc gia tham gia Công ước quốc tế Kyoto đến nay không thực hiện cam kết. Vì vậy, về phía Việt Nam, Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 78/2010, đưa vào quy định tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi: Đối với hàng hóa nhỏ, đều phải nộp thuế", Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc thông tin.
Phó thủ tướng lấy ví dụ như sàn thương mại điện tử Temu, hầu hết giao dịch hàng hóa với giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng. "Người ta đang tận dụng Quyết định số 78/2010 của Việt Nam để bán hàng giá rẻ vào thị trường", Phó thủ tướng nói.
Miễn thuế dẫn đến tình trạng “xé nhỏ” đơn hàng để tránh thuế
Trước đó, khi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) đồng ý với việc không quy định miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử có giá trị nhỏ.
Theo đại biểu, với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa có giá trị nhập khẩu có giá trị nhỏ có khối lượng ngày càng lớn.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) dẫn số liệu tháng 3-2023 cho thấy, mỗi ngày có 4-5 triệu đơn hàng thương mại điện tử giá trị nhỏ được vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam.
“Nếu trung bình mỗi đơn hàng là 200.000 đồng thì tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hằng ngày lên tới khoảng 800 tỷ đồng. Con số này có thể tăng lên bởi thương mại điện tử nước ta đang thuộc tốp 10 nước phát triển nhanh nhất thế giới. Từng đơn hàng giá trị có thể nhỏ, nhưng tổng số lượng rất lớn, nếu tiếp tục miễn thuế thì sẽ không thu được lượng thuế khá lớn, thậm chí xảy ra tình trạng “xé nhỏ” đơn hàng để tránh thuế; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất và ngành bán lẻ trong nước do hàng hóa nhập khẩu được hưởng lợi thế lớn”, đại biểu nói.
Trước đó, tại báo cáo giải trình, chỉnh lý, tiếp thu dự án luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, nhiều ý kiến đề nghị thu thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, có ý kiến đồng tình miễn thuế VAT đối với hàng hóa giá trị nhỏ song cần phân biệt các trường hợp, cụ thể đối với trường hợp kinh doanh thì phải thu thuế, đối với trường hợp hành lý mang theo của người xuất, nhập cảnh thì miễn thuế.
"Với hiệu lực của quyết định số 78/2010, chúng ta đang thất thu thuế đối với một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu trên các nền tảng thương mại điện tử", báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
Theo báo cáo, hiện Chính phủ đang dự thảo nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành nghị định và trước mắt cần chấm dứt ngay hiệu lực của quyết định 78/2010 để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cơ sở pháp lý cho việc thu thuế với thương mại điện tử đang được sửa đổi trong dự Luật Thuế Giá trị gia tăng. Điều này sẽ làm tăng số thu về thuế VAT từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với hàng hóa.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Chiều 5/8, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cùng Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã đến thăm và làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Cùng tham dự với Bộ trưởng có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng, cùng đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, UBCKNN cùng đại diện một số ngân hàng thương mại đang quan tâm đến thị trường tài chính Singapore.
Phát biểu chào đón Đoàn tại trụ sở SGX, ông Loh Boon Chye, Tổng Giám đốc SGX bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bộ trưởng và Đoàn công tác đến thăm và tìm hiểu hoạt động của SGX ngay tại trụ sở cơ quan này tại Singapore. Theo ông Loh Boon Chye, một trong những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng của TTCK. Việt Nam là điểm sáng của TTCK tại Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung và ông rất hy vọng TTCK Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
“Các nhà đầu tư toàn cầu cũng đang quan sát và nhận ra sự phát triển của thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư mong đợi có thể hỗ trợ được sự phát triển của TTCK Việt Nam và cùng hưởng lợi từ sự phát triển đó. Muốn vậy Việt Nam cần đẩy mạnh hơn sự phù hợp với những tiêu chuẩn, chuẩn mực của thị trường chứng khoán trong khu vực. Đó là lý do tại sao Biên bản ghi nhớ giữa hai bên được ký kết sáng ngày hôm nay giữa SGX và VGX đẩy mạnh hơn nữa nội dung trao đổi thông tin, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và thực tiễn tốt về quản trị, cũng như các quy định pháp quy”, ông Loh Boon Chye nhấn mạnh.
Ông Loh Boon Chye, Tổng Giám đốc SGX bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bộ trưởng và Đoàn công tác đến thăm và tìm hiểu hoạt động của SGX
Cũng tại buổi làm việc chiều 5/8, các đại biểu đã được các bộ phận chuyên môn thuộc SGX giới thiệu khái quát về hoạt động và vận hành của Sàn giao dịch chứng khoán Singapore hay Sàn giao dịch chứng chỉ Các-bon Singapore. Đây là những nội dung Việt Nam đang cần học hỏi thêm kinh nghiệm để áp dụng có chọn lọc vào thực tế của Việt Nam.
Bộ trưởng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Sàn Niêm yết và Đấu giá (IPO Arena), Sở Giao dịch chứng khoán Singapore
***Trước đó, sáng ngày 5/8, Tổng Giám đốc SGX Loh Boon Chye và Ông Lương Hải Sinh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNX đã cùng nhau ký Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Tại Biên bản ghi nhớ này, VNX và SGX mong muốn phát triển các kênh liên lạc nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên để phục vụ cho lợi ích của thị trường chứng khoán Singapore và Việt Nam. Biên bản ghi nhớ này cũng là cơ sở để VNX và SGX có thể tiến hành các cuộc thảo luận và đàm phán tiếp theo nhằm phục vụ cho các Mục tiêu cụ thể.