Dạy Bé Tập Nói Từ Đơn Giản

Dạy Bé Tập Nói Từ Đơn Giản

Từ 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ một số từ đơn giản. Từ 12 - 15 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói được từ đôi có nghĩa. Có những bé nhanh biết nói 15 tháng đã có thể nói một câu ngắn 3 - 4 chữ. Tuy nhiên, cũng có trẻ dù đã 2 - 3 tuổi nhưng con vẫn chưa biết nói, nói ngọng, lười nói khiến các bậc cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Trong trường hợp này, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn tìm ra nguyên nhân và biết cách dạy bé nhanh biết nói hiệu quả.

Từ 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể bập bẹ một số từ đơn giản. Từ 12 - 15 tháng tuổi, trẻ đã có thể nói được từ đôi có nghĩa. Có những bé nhanh biết nói 15 tháng đã có thể nói một câu ngắn 3 - 4 chữ. Tuy nhiên, cũng có trẻ dù đã 2 - 3 tuổi nhưng con vẫn chưa biết nói, nói ngọng, lười nói khiến các bậc cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Trong trường hợp này, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn tìm ra nguyên nhân và biết cách dạy bé nhanh biết nói hiệu quả.

Cách dạy bé nhanh biết nói bằng âm nhạc

Từ lâu, âm nhạc trị liệu đã được coi là phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe và các chức năng của trẻ. Sức mạnh của cách dạy bé nhanh biết nói bằng âm nhạc vượt qua cả ngôn ngữ lời nói, tác động mạnh đến cảm xúc, tình cảm của trẻ. Bạn có thể cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi có giai điệu tươi vui. Điều này mang đến cho trẻ một tâm trạng tích cực, vui vẻ. Khi trẻ hứng thú với bài hát, trẻ cũng học cách hát theo và nói được thêm nhiều từ mới.

Để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử

Muốn dạy bé tập nói hiệu quả, trước hết bạn cần để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử khiến trẻ hình thành thói quen giao tiếp 1 chiều, tức là chỉ nghe chứ không nói. Nếu sử dụng chúng quá nhiều và lâu ngày có thể khiến trẻ lười nói. Trẻ 2 - 5 tuổi không nên xem tivi quá 1 tiếng mỗi ngày. Nhưng với những trẻ đang trong tình trạng chậm nói, tốt nhất, bạn nên để trẻ tránh xa những thiết bị này.

Dạy trẻ tập nói – Lời nói đi đôi với hành động

Bên cạnh hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh. Những lần sau, không chỉ bé sẽ biết được chân mẹ cởi giày mà còn biết nói kèm theo.

Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.

Bé sẽ khó có thể nhanh biết nói, nếu không có cơ hội “thể hiện bản thân”. Vì vậy, trước mỗi câu nói, câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ. Dạy trẻ tập nói mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ.

Tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với trẻ. Cách này vừa giúp bé dễ nhớ hơn, cũng như dễ tập trung vào thông tin quan trọn

Cách dạy bé tập nói theo trong năm đầu đời theo từng thời kỳ

Trong 3 tháng đầu, bé đã có những nhận thức đầu tiên về âm thanh; tuy nhiên chưa thể đáp lời. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

Giai đoạn này, con đã bắt đầu biết “hóng”. Bé sẽ quan sát nhiều hơn và có thể đáp lời bằng những tiếng ê a không có nghĩa. Mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Đây là giai đoạn quan trọng để bé quan sát và bắt chước. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu những từ ngữ đơn giản. Nếu có ai đó hỏi “Mẹ đâu rồi?”, trẻ sẽ tìm kiếm mẹ. Trẻ bắt đầu biết chỉ trỏ, tạo ra âm thanh và sử dụng cơ thể để diễn đạt điều mà trẻ muốn.

Theo La La (zerotothree) (Khám phá)

Dạy trẻ tập nói hiệu quả? Thực tế, khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành ngay từ khi mới sinh ra. Ở những tháng đầu đời, bé thể hiện kỹ năng này qua tiếng khóc, cách sử dụng phụ âm bập bẹ. Càng lớn, càng làm quen nhiều với thế giới xung quanh mình, khả năng nói của trẻ càng trở nên điêu luyện hơn.

Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Có bé biết nói nhanh, cũng có bé biết nói chậm. Có trẻ nói nhiều, có bé nói ít. Tuy nhiên, khả năng nói của bé cũng phụ thuộc từ những phương pháp dạy trẻ tập nói của ba mẹ. Bật mí 9 tuyệt chiêu dạy trẻ tập nói cực đơn giản, dễ áp dụng nhưng không phải mẹ nào cũng biết. Tham khảo ngay nhé!

Tạo môi trường giao tiếp tối đa cho trẻ

Ngoài việc cha mẹ tăng cường giao tiếp với con, họ cũng có thể tạo môi trường giao tiếp tối đa cho trẻ bằng cách cho bé tham gia các khóa học theo sở thích, tham gia các chương trình ngoại khóa, cho trẻ ra ngoài chơi… Hãy thay đổi không gian để trẻ em hứng thú hơi với việc giao tiếp, kích thích sự tò mò ham hỏi ở trẻ.

Nói chuyện với trẻ thường xuyên

Trước khi tắm cho trẻ, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao, mẹ thử ngay nhé!

/ Loại bỏ tiếng ồn không cần thiết

So với cuộc nói chuyện của mẹ, âm thanh sôi động từ tivi, hay máy nghe nhạc sẽ dễ thu hút trẻ. Vì vậy, khi nói chuyện với bé, mẹ nên loại bỏ những âm thanh không cần thiết để bé tập trung hơn.

Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.

Dạy trẻ tập nói mẹ có thể bày tỏ sự thích thú của mình đối với chú gấu nhỏ của bé, và nói chuyện với bé về bạn gấu. Hoặc mẹ có thể hòa mình vào trò chơi của bé, cùng bé đóng vai một nhân vật nào đó, hỏi bé về trò chơi. Giống như bạn, bé cũng sẽ thích thú nói chuyện với người cùng sở thích với mình. Trẻ học nói sớm giúp trẻ vui vẻ hòa đồng và thông minh hơn.

Bé chậm nói nguyên nhân do đâu?

Những người thân gần gũi nhất và hàng ngày vẫn chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Quá trình trẻ nghe và sao chép, học hỏi ngôn ngữ từ những người xung quanh gọi là quá trình trẻ “thụ đắc ngôn ngữ”. Vì vậy, những người xung quanh ít nói chuyện, ít tương tác với trẻ, không dạy trẻ tập nói thì khả năng cao trẻ sẽ chậm nói.

Một hình ảnh khá thường gặp hiện nay là trẻ em thường được cho xem điện thoại, tivi, ipad quá nhiều. Khi trẻ bị thu hút bởi hình video hấp dẫn, trẻ sẽ không có nhu cầu tương tác với thế giới xung quanh. Hậu quả là người chăm sóc trẻ sẽ nhàn hơn, cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc riêng hơn nhưng trẻ cũng sẽ chậm nói hơn.

Ngoài ra, chậm nói cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều rối loạn phát triển ở trẻ. Đó có thể là các vấn đề về não bộ ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng vận động và ngôn ngữ của trẻ. Đó có thể là những vấn đề ở dây thanh quản khiến trẻ khó khăn trong việc phát âm. Đó cũng có thể là tình trạng trẻ bị suy giảm thính lực, hạn chế về khả năng nghe khiến trẻ không thể học ngôn ngữ như những trẻ bình thường và dẫn đến chậm nói.

Các bác sĩ cũng đề cập đến các vấn đề về tâm lý, tâm thần như một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Những trẻ này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến chậm phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội lâu dài.

Đừng quá quan trọng chất lượng

Dạy trẻ tập nói thay vì kỳ vọng trẻ có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra. Để có thể nói nhanh, trẻ phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ, trước khi bé có thể phát âm một cách rõ ràng, rành mạch.

Thông thường, khi dạy trẻ tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với trẻ. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi” hay “Mẹ biết rồi”.