Nếu bạn có đam mê viết lách, yêu thích truyền thông, nhưng chưa biết ngành báo chí sau khi ra trường có cơ hội việc làm như thế nào, mức lương của ngành báo chí có cao không, thì hãy cùng VCCorp tuyển dụng tìm hiểu tất tần tật các câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Nếu bạn có đam mê viết lách, yêu thích truyền thông, nhưng chưa biết ngành báo chí sau khi ra trường có cơ hội việc làm như thế nào, mức lương của ngành báo chí có cao không, thì hãy cùng VCCorp tuyển dụng tìm hiểu tất tần tật các câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Đối với những bạn sinh viên chuyên ngành báo chí mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm, mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Đây được coi là thời điểm “vàng” cho những bạn newbie chân ráo, chân ướt mới vào nghề có cơ hội học hỏi và làm quen với nghề từ những anh/chị đi trước.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành báo chí thường mất khoảng 2 tháng thử việc trước khi có thể trở thành nhân sự chính thức. Tuy nhiên, thời gian thử việc trên thực tế có thể kéo dài hơn tuỳ thuộc vào từng cơ quan khác nhau.
Thời gian thăng chức cho nhân sự làm trong ngành báo chí thường không có một con số cụ thể, nó tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và sự phấn đấu của bạn, nhưng thông thường, một sinh viên mới ra thường sẽ mất khoảng 3 - 5 năm để có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn theo đuổi và mong muốn trở thành nhà báo, bạn còn cần học và thi để được cấp thẻ nhà báo. Khi làm vị trí biên tập viên trong các tòa soạn báo hay các nhà xuất bản, bạn thường có ít cơ hội thăng tiến, chức vụ thường sẽ được giữ nguyên, mặc dù lương có thể tăng.
HIện nay, cơ hội việc làm liên quan đến báo chí và truyền thông rất nhiều, và cũng không nhất thiết bạn phải là sinh viên trường báo thì mới có khả năng làm việc trong nghề. Hy vọng những thông tin về mức lương của ngành báo chí, chúng mình vừa cung cấp có thể giúp có cái nhìn tổng quan hơn về ngành báo. Chúc bạn lựa chọn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với đam mê và sở thích của bản thân.
Trong đời sống xã hội hiện nay, truyền thông tin tức, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng không thể thiếu trong đời sống và là cơ quan ngôn luận của nhà nước và chính phủ đến nhân dân. Do đó cơ hội việc làm của ngành báo chí ở Việt Nam vô cùng rộng mở, đầu ra của ngành báo chí thường sẽ là phóng viên, biên tập viên, nhà báo, phát thanh viên,... Cùng CareerViet tìm hiểu về cơ hội việc làm cũng như những tố chất cần có của ngành nhà báo nhé!
Ngành báo chí trong tiếng Anh gọi là Journalism, đây là ngành học chuyên đào tạo ra những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức và năng lực để trở thành người nhà báo có trách nhiệm trong xã hội. Ngành học này sẽ giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm xã hội, luật pháp và đạo đức của nghề làm báo với mục đích phục vụ trong các cơ quan Báo chí, Tạp chí trực thuộc Nhà nước.
Trước khi ra trường sinh viên học ngành báo chí sẽ được trường đại học đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng tư và duy lý luận, khoa học thực tiễn áp dụng trong công việc tham mưu, kỹ năng quản lý cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, ngành báo chí còn giúp đào tạo khả năng tư duy, sáng tạo trong các tác phẩm báo chí cho sinh viên như: các loại báo in, báo trên truyền hình, báo phát thanh,… cũng như là cách thẩm định nguồn thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Ngành báo chí trong tiếng Anh gọi là Journalism (Nguồn: Internet)
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM
Đại học Công nghệ TP.HCM (ngành Việt Nam học)
Đại học Văn Hiến (ngành Xã hội học)
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM chuyên đào tạo ngành báo chí (Nguồn: Internet)
Trên đây là các thông tin liên quan đến ngành báo chí truyền thông. Nhìn chung đây là một ngành nghề hot và thiết yếu trong cuộc sống, ngành báo chí có rất nhiều trường đào tạo và có nhiều khối thi để xét tuyển. Để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm cũng như tìm kiếm những công việc báo chí hấp dẫn bạn hãy ghé ngay trang CareerViet , đến với CareerViet bạn sẽ tiếp xúc với các công việc phù hợp với mức lương tốt.
Với những bạn trẻ hiện đại năng động, đam mê khám phá thì chuyên ngành Báo chí chính là ước mơ của họ. Tuy nhiên, không phải cứ thích là có thể thành công với nó; dù ít hay nhiều thì trước khi quyết định đi theo ngành học nào bạn cũng phải có một số thông tin về nó và thông tin được nhiều bạn tìm kiến nhất đối với ngành Báo chí chính là “Ngành Báo chí lương bao nhiêu?” và cơ hội việc làm ngành Báo chí. Cùng theo dõi bài viết này nhé.
Báo chí là một ngành nghề giúp truyền đạt các thông tin thông qua các tác phẩm có thể loại khác nhau đến công chúng. Trước kia; người làm báo chí thường tạo ra các tác phẩm như báo in; báo phát thanh… Nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay; những người trong ngành này có thể tạo ra thêm nhiều tác phẩm với thể loại báo đa phương tiện.
Bạn nghĩ học báo chí sau này sẽ làm nhà báo. Đây là quan niệm sai lầm bởi hiện nay; học ngành báo chí bạn cũng có thể làm được nhiều công việc khác nhau như:
– Phóng viên: Là người đi tới hiện trường để có các ý tưởng hay; các kế hoạch, thực hiện tác phẩm của mình.
– Biên tập viên: Trước khi lên sóng; biên tập viên có trách nhiệm là kiểm duyệt nội dung tác phẩm. Thông thường; sau khi làm phóng viên nhiều năm; đã tích lũy đủ các kinh nghiệm và kỹ năng sẽ được đề xuất làm vị trí biên tập viên.
– Quay phim; MC: Những người dẫn chương trình cho các kênh truyền hình
– Làm content: Tạo ra các bài viết về sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự thu hút các khách hàng.
– Làm giảng viên cho các trường đào tạo ngành báo chí
Đối với nghề phóng viên, biên tập viên, quay phim, MC sẽ không chỉ làm việc ở trong nước mà có cơ hội ra nước ngoài làm việc, công tác và học hỏi.
Theo đó, môi trường làm việc dành cho cử nhân ngành Báo chí cũng rất đa dạng:
– Trong trường đào tạo ngành báo chí
– Các công ty làm về truyền thông, kinh doanh
– Tổ chức truyền thông vận động xã hội
– Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
Nhu cầu về thông tin ngày càng cao; không chỉ thông tin mới; đầy đủ mà còn phải ý nghĩa và ảnh hưởng tới người dùng. Do đó; các cơ quan báo chí xuất hiện ngày càng nhiều với mong muốn đáp ứng được nhu cầu của mọi người.
Ngoài 1 đài truyền hình quốc gia Việt Nam; 63 đài phát thanh truyền hình trên cả nước; đài tiếng nói Việt Nam thì còn có rất nhiều tờ báo mạng; trang thông tin điện tử…. Hơn nữa; các công ty truyền thông hoặc công ty kinh doanh các sản phẩm; dịch vụ đều cần đến nhân viên chuyên ngành báo chí để có thể quảng bá sản phẩm; dịch vụ đến khách hàng.
Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành báo chí lớn. Mức lương của ngành báo chí tùy vào từng ngành nghề sẽ khác nhau nhưng được đánh giá là một trong những ngành có mức lương cao. Vì thế; đây cũng là ngành dễ xin việc; thu nhập cao.
Mức lương ngành Báo chí cơ bản từ 5 – 10 triệu/tháng; tùy vào vị trí việc làm; năng lực và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ có mức lương khác nhau; cụ thể:
– Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường; chưa có kinh nghiệm từ 5 – 7 triệu/tháng.
– Mức lương cơ bản cho những người có kinh nghiệm từ 7 – 10 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
Đối với ngành Báo chí; đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
– Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
– Khai thác, tổng hợp thông tin nhanh;
– Có kỹ năng nghiệp vụ báo chí và ngoại ngữ;
– Luôn quan tâm đến thông tin, sự kiện trong nước và quốc tế;
– Biết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải;
– Biết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải;
– Có lập trường vững vàng, bản lĩnh tư tin;
– Nghiêm túc với ngành và công việc;
– Nhẫn nại và tỉ mỉ trong việc khai thác thông tin;
– Chịu được khó khăn thử thách trong công việc;
Từ những chia sẻ trên mong rằng bạn đã có thể giải đáp được các thắc mắc về “Ngành Báo chí lương bao nhiêu?”. Báo chí là một ngành học thu hút; hấp dẫn; nếu bạn là người ưa khám phá và thích viết lách; tin chắc rằng bạn sinh ra là dành cho ngành Báo chí.
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Thời gian đào tạo: 4 năm; Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân
- Tên ngành “Báo chí” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Văn, Sử, Tiếng Anh (D14); Văn, Địa, Tiếng Anh (D15);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Văn, Sử, Tiếng Anh (D14); Văn, Địa, Tiếng Anh (D15);
- Ngành Báo chí trình độ đại học đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên môn toàn diện cùng với các kiến thức xã hội bổ trợ cần thiết để thực hành các kỹ năng nghề nghiệp vững vàng trong lĩnh vực báo chí và truyền thông; trang bị cho người học khả năng làm việc và nghiên cứu đa dạng, tư duy năng động, sáng tạo, thích nghi với sự phát triển của báo chí, truyền thông Việt Nam và thế giới.
- Ngành Báo chí trình độ đại học trang bị cho người học những kiến thức về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại ngữ và công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng yêu cầu học tập, làm việc và nghiên cứu; trang bị cho người học năng lực vận dụng lý luận, thực tiễn và phương pháp làm việc khoa học để thực hiện thành thạo các kỹ năng tác nghiệp báo chí, nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên báo chí; trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành mở rộng về truyền thông, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng truyền thông, các kỹ năng truyền thông phù hợp với bối cảnh truyền thông hiện đại; trang bị cho người học năng lực phân tích, vận dụng kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để đáp ứng các yêu cầu thực tế trong nghề nghiệp về lĩnh vực báo chí, truyền thông ; có tác phong chuyên nghiệp; khả năng tự học, tự nghiên cứu, học tập ở bậc cao hơn; có kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả trong môi trường sống và làm việc đa văn hóa.
- Phóng viên; biên tập viên; thông tín viên; bình luận viên; phát thanh viên; người sản xuất chương trình; người dẫn chương trình; cộng tác viên; chuyên viên tổ chức sự kiện, quảng cáo, giao tiếp cộng đồng, đối ngoại, marketing; người quản lý chuyên môn về báo chí, truyền thông... trong các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình, các công ty truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân.
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trung tâm đào tạo, tập huấn báo chí, truyền thông, trường đại học, cao đẳng.
- Nhân viên tại các công ty truyền thông, quan hệ công chúng (PR).
- Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực Báo chí, truyền thông như: Bộ Thông tin – truyền thông, Sở Thông tin – truyền thông các tỉnh/thành phố, phòng văn hóa – thông tin các huyện/thị xã...; nhân viên chuyên trách bộ phận thông tin tổng hợp tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội; nhân viên truyền thông tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ,...
- Làm việc tự do và ở các lĩnh vực khác theo năng lực và sở thích cá nhân.
- Tham gia các chương trình đào tạo Thạc sĩ Báo chí hoặc Tiến sĩ (tuỳ điều kiện dự tuyển của cơ sở đào tạo) trong nhóm ngành đúng, ngành gần trong và ngoài nước.
- Có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, xuất bản, và các lĩnh vực liên quan… để phục vụ trực tiếp cho chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sử dụng lao động.
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực báo chí, truyền thông và/hoặc có các sáng kiến, kết quả nghiên cứu nổi bật, đạt giải.
- Công ty truyền thông, tổ chức sự kiện.
- Thư viện, trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu.
- Cơ quan báo chí và truyền thông, nhà xuất bản.
- Cơ quan văn hóa, chính trị, kinh tế, tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.
- Viện, trung tâm nghiên cứu báo chí, truyền thông và khoa học xã hội - nhân văn.
- Các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ,...
- Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu hoạt động liên quan báo chí và truyền thông.