Ảnh Đi Làm Thuê

Ảnh Đi Làm Thuê

Tăng cường kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ, mà là chiến lược quan trọng giúp người làm thuê phát triển bản thân và định hình sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, hãy cùng VNSC tìm hiểu lý do tại sao người ta lại nói đi làm thuê để học đừng làm thuê để sống!

Tăng cường kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ, mà là chiến lược quan trọng giúp người làm thuê phát triển bản thân và định hình sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, hãy cùng VNSC tìm hiểu lý do tại sao người ta lại nói đi làm thuê để học đừng làm thuê để sống!

Nguồn tài chính của bạn như thế nào?

Bạn có một nguồn tài chính dồi dào để khởi nghiệp không? Nếu không, bạn có khả năng để vay vốn ngân hàng không? Bạn có kỹ năng quản lý tài chính và sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để khởi nghiệp hay không? Đây là những vấn đề bạn cần tiếp tục tự trả lời.

Làm thuê để học giúp xây dựng mạng lưới quan hệ và kết nối trong ngành nghề

Xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ trong ngành nghề là một yếu tố quan trọng giúp người làm thuê mở rộng cơ hội, tạo ra sự ổn định trong sự nghiệp. Cụ thể:

Khi bạn tham gia vào thị trường lao động với tâm thế là làm để học hỏi, bạn sẽ mở rộng tư duy và đầu óc, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. Bạn cởi mở hơn trong suy nghĩ, không ngại hỏi, biết lắng nghe và tham khảo ý kiến những người xung quanh, đồng thời cũng xây dựng được tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và hỗ trợ ngược lại người khác.

Qua đó, bạn sẽ hình thành một mạng lưới công việc nơi tập hợp những con người giống bạn, vừa làm vừa học để phát triển, cùng nhau giúp đỡ và đồng hành trong quá trình làm việc.

Câu chuyện thành công của những người đi làm để học

Hãy theo dõi câu chuyện về Steve Jobs, người sáng lập và làm việc tại Apple, là một ví dụ nổi tiếng về người đã thành công trong sự nghiệp mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Steve Jobs không phải là người học đại học, sau một thời gian ngắn theo học tại Đại học Reed, anh quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê cá nhân. Jobs và đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, bắt đầu công việc trong garage của cha mình, tạo ra máy tính cá nhân đầu tiên, Apple I, vào năm 1976.

Tuy nhiên, sau vài năm, Jobs bị loại khỏi Apple do sự xung đột về chiến lược và quản lý. Thất bại và thất nghiệp, anh dành một thời gian tìm kiếm hướng đi mới. Jobs sáng lập một công ty mới mang tên NeXT và sau đó mua lại The Graphics Group, một công ty đồ họa nổi tiếng để thành lập Pixar Animation Studios.

Cuối cùng, vào năm 1997, Apple có vấn đề nghiêm trọng và đưa Jobs trở lại làm CEO. Anh đã thúc đẩy sự đổi mới và thiết kế tại Apple, đưa ra nhiều sản phẩm nổi tiếng như iMac, iPod, iPhone, và iPad. Dưới sự lãnh đạo của Jobs, Apple trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Steve Jobs là một biểu tượng trong lịch sử công nghiệp và kinh doanh, không chỉ vì những sản phẩm đổi đời mà anh tạo ra, mà còn vì tầm ảnh hưởng lớn đối với cách chúng ta sử dụng công nghệ và nhìn nhận về sự sáng tạo. Câu chuyện của Steve Jobs là minh chứng cho sự quyết tâm, đổi mới và sự không ngừng học hỏi trong quá trình làm việc và xây dựng sự nghiệp.

Nhìn chung, đi làm thuê để học đừng làm thuê để sống là một quan niệm phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong quá trình này, bạn có thể gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua những áp lực trong quá trình làm thuê cũng như học tập, không ngừng học hỏi và vận dụng kiến thức vào công việc sẽ mang đến cơ hội phát triển và giàu có trong tương lai.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Laocaitv.vn - "Khi chưa thành ông chủ, bạn hãy nên là người làm thuê chuyên nghiệp", đây là lời khuyên khá thú vị, bởi việc làm thuê không chỉ mang lại thu nhập, mà còn mang đến cho người đi làm thuê khá nhiều lợi ích về sau.

Ông Yêm làm bảo vệ khu vực chuồng trại chăn nuôi dê và khu trồng quế cho một công ty gần nhà, đến nay kinh tế gia đình đã ổn định hơn.

Trước đây mọi chi tiêu của gia đình ông Hoàng Ngọc Yêm trông cả vào việc bán thóc thu được từ mấy sào ruộng nên thường rơi vào túng thiếu. Bây giờ ông Yêm đi làm bảo vệ cho một công ty ngay gần nhà, có thêm một khoản thu nhập mới nên gia đình ông bớt hẳn khó khăn. Ông Hoàng Ngọc Yêm, thôn Vuộc, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên tâm sự: "Cũng được mấy năm, công việc chính là bảo vệ khu vực chuồng trại, trại dê, khu vực trồng quế. Được sự đãi ngộ của công ty rất là xứng đáng với công việc và lương hưởng cho bản thân".

Chị Hoàng Thị Lâm làm công việc vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn dê giống lai.

Vào làm ở cùng một Công ty với ông Yêm, công việc hàng ngày của chị Hoàng Thị Lâm là vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn dê giống lai. Công việc có phần phức tạp hơn so với cách nuôi dê truyền thống, bù lại công ty dành cho chị chính sách đãi ngộ khá tốt và chị cũng tích lũy được nhiều kỹ thuật để có thể áp dụng vào chăn nuôi dê của gia đình. Chị Hoàng Thị Lâm, thôn Đồng Mòng 1, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên chia sẻ: "Vào đây làm thì chúng tôi cũng học được nghề, biết cách chăm sóc dê. Dê đẻ, dê ốm như thế nào mình biết cách chăm sóc. Con nào không biết bú thì phải bắt nó lên nó bú, khó nhất là lúc đấy thôi. Công ty cũng cho chúng tôi xuống Trung tâm dê thọ Sơn Tây đi tập huấn. Nếu chúng tôi không làm ở đây thì chúng tôi về có khả năng cũng mở ra và làm được với quy mô tương đương thế này".

Với xã vùng cao Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, năm 2021 có tới trên 700 lượt lao động đi làm ở các khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, thậm chí vào cả Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, song xã vẫn giảm được 4% số hộ nghèo. Anh Sùng Giàng Páo, thôn Thào Chư Phìn, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai nói: "Làm nhanh nhẹn một ngày phải thu nhập từ 500 - 600.000 đồng. Còn làm bình thường thì 350 - 400.000 đồng/ngày. Ra xã hội mở mang được nhiều thứ, còn không cứ ở nhà thì thật sự không biết được gì nhiều".

Người nông dân giờ đã có những thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm. Với đồng đất ấy, bố trí lại lao động, người ở nhà vẫn làm đủ mùa nào thức ấy, người ra ngoài làm công có thêm thu nhập và hơn hết là tích lũy kinh nghiệm, học hỏi được nhiều điều hay, nhất là về cách tính toán, tác phong, kỷ luật trong công việc và những kỹ năng quan trọng khác để phát triển kinh tế gia đình.

Facebook Twitter LinkedIn Reddit

Còn trẻ nên khởi nghiệp hay đi làm thuê sau khi ra trường là thắc mắc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Khởi nghiệp hay đi làm thuê đều có những lợi ích và thách thức riêng, điều này còn phụ thuộc vào năng lực và tố chất của bạn như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Infina tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!

Xem thêm: Gen Z cần chuẩn bị gì cho hành trình tương lai trong thời đại 4.0?

Phát triển sự đổi mới và sáng tạo thông qua thực tế làm việc

Phát triển sự đổi mới và sáng tạo khi đi làm thuê không chỉ là một cách để nâng cao hiệu suất cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng đưa người làm thuê đến những tầm cao mới trong sự nghiệp. Khi đi làm thuê và mang tâm thế học hỏi, bạn có cơ hội gia nhập vào môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới. Cũng công việc đó bạn sẽ tìm cách thực hiện khác độc đáo hơn, dám thử và ứng dụng để đo lường kết quả.

Khi đó bạn dễ dàng nâng cao hiệu quả công việc, có nhiều nguồn cảm hứng hơn, làm việc tốt hơn cũng như mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.